Mùa giải 2024-2025 đánh dấu cột mốc quan trọng của V.League khi hầu hết các trận đấu được áp dụng VAR. Ít nhất 6 trận mỗi vòng (trên tổng số 7 trận), các trọng tài được hỗ trợ bởi các trợ lý ngồi trong xe chuyên dụng với đầy đủ trang thiết bị kỹ thuật đạt chuẩn FIFA.
Sự đầu tư và cầu thị của Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), công tác trọng tài được kỳ vọng sẽ có sự cải thiện. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy. VAR được tăng cường, nhưng trọng tài lại mắc sai lầm sơ đẳng một cách khó hiểu.
Xem đi xem lại vẫn quyết định sai
Ở trận đấu giữa CLB Công an Hà Nội và Bình Dương, tình huống tạo ra dư âm nhiều nhất có liên quan đến trọng tài. Hậu vệ Giáp Tuấn Dương (CAHN) thực hiện động tác rất nguy hiểm, giẫm 2 chân vào đối thủ.
Bằng mắt thường, ai cũng có thể thấy rằng hậu vệ của tuyển Việt Nam chơi bóng bạo lực và xứng đáng nhận thẻ đỏ. Pha quay chậm trên truyền hình cũng cho thấy rõ điều đó. Thế nhưng, sau khi tham khảo VAR và xem kỹ băng hình, trọng tài chính Lê Vũ Linh chỉ rút ra thẻ vàng.
Giáp Tuấn Dương vào bóng nguy hiểm.
Một ngày sau đó, Ban Kỷ luật Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) ra án phạt bổ sung 2 trận kèm số tiền 15 triệu đồng với Giáp Tuấn Dương vì lỗi “xâm phạm thân thể”. Có án phạt nguội tương đương một thẻ đỏ trực tiếp có nghĩa rằng cầu thủ xứng đáng bị đuổi từ ngay trong trận đấu. Nói cách khác, trọng tài Lê Vũ Linh quyết định sai.
Dư luận đặt dấu hỏi rằng tại sao ông Lê Vũ Linh nghe tư vấn từ VAR và xem kỹ băng hình rồi vẫn quyết định sai? Đáng nói, đây là pha bóng rất rõ ràng và không có gì phải bàn cãi nếu tấm thẻ đỏ được rút ra.
Ông Linh là trọng tài FIFA. Mùa này, ông cầm còi 2 trận tại V.League 2024-2025, đều là các trận đấu của CLB Công an Hà Nội trên sân Hàng Đẫy. Điểm chung là vị “vua áo đen” này đều gây ra tranh cãi.
Ở trận CAHN gặp Thanh Hóa, ông không công nhận bàn thắng của đội khách ở phút thứ 10. Lê Văn Thắng tranh chấp thắng Hugo Gomes (CLB Công an Hà Nội), lấy bóng và dứt điểm vào lưới trống ghi bàn. Tuy nhiên, trọng tài Lê Vũ Linh xác định cầu thủ Thanh Hóa phạm lỗi.
Ông nghe tư vấn của VAR, không xem lại băng hình và giữ nguyên quyết định. Trong khi đó, băng hình quay chậm cho thấy cầu thủ CAHN có vẻ đã khuỵu chân xuống trước khi Lê Văn Thắng chạm vào.
Tình huống trọng tài Lê Vũ Linh không công nhận bàn thắng cho đội Thanh Hóa.
Mùa trước, một trọng tài FIFA khác là ông Ngô Duy Lân khiến dư luận “ngao ngán” vì các quyết định của mình dù có VAR. Ở trận Thanh Hóa gặp CLB Công an Hà Nội, Geovane Magno đạp thẳng vào ngực Doãn Ngọc Tân (Thanh Hóa). Công nghệ VAR được áp dụng, ông Lân không cần xem lại video vẫn biết tiền đạo chủ nhà không phạm lỗi.
Vẫn là vị này ở trận đấu giữa Hà Tĩnh và Thể Công Viettel đã thổi phạt đền cho chủ nhà Hà Tĩnh khi ông cho rằng bóng chạm tay Đinh Tuấn Tài trong vòng cấm. Nhìn lại băng hình, dư luận không hiểu tại sao ông Ngô Duy Lân xem VAR nhưng vẫn thổi phạt đền khi hậu vệ của Thể Công Viettel đã khép tay rất sát người. Ở vị trí này, Tuấn Tài chẳng có cách nào để khép sát tay vào cơ thể hơn được nữa.
Lỗi không phải ở VAR
Trên mạng xã hội, nhiều người hâm mộ chọn cách “đổ lỗi” cho VAR và đặt câu hỏi rằng: “Có VAR để làm gì nếu vẫn cứ thổi sai”?
Công nghệ VAR được áp dụng tại V.League.
Thực ra, VAR vẫn làm đúng bổn phận của mình. Công nghệ vốn là máy móc để hỗ trợ và người vận hành công nghệ VAR vẫn là các trọng tài – con người mà thôi. Hơn nữa, theo quy trình sử dụng VAR, người ra quyết định cuối cùng là trọng tài chính điều khiển trận đấu. Nếu VAR cung cấp hình ảnh, trọng tài phòng VAR đã nhắc nhưng trọng tài chính vẫn cứ… sai thì đó đâu phải lỗi của VAR?
Cách đây vài tháng, trận đấu giữa Đức và Tây Ban Nha gây ra vô vàn tranh cãi vì trọng tài. Phút 113, Musiala sút bóng trúng tay Marc Cucurella. Trọng tài Anthony Taylor không thổi phạt đền. Khi ấy, lý do được đưa ra là bởi “vị trí cánh tay” của Cucurella chưa dang đủ rộng và chưa đủ thổi phạt đền. Hai tháng sau, UEFA xin lỗi đội tuyển Đức và thừa nhận ông Taylor sai, đó phải là phạt đền cho đội tuyển Đức.
Dĩ nhiên, VAR cùng những công nghệ hiện đại dư sức cho ông Taylor và cộng sự những góc nhìn thuận lợi nhất. Thế rồi, “lỗi nhận định” và cách áp dụng luật khiến các trọng tài đưa ra những quyết định mà có lẽ khi nhìn lại họ phải tự xấu hổ.
Suy cho cùng, tất cả tranh cãi mà VAR có thể mang đến cho bóng đá hiện đại đều xuất phát từ người vận hành công nghệ này – chính là các trọng tài.
Cứ đầu và giữa mùa giải, Ban Trọng tài kết hợp với VPF để tổ chức các lớp học về VAR với sự giám sát của ông Đặng Thanh Hạ – Trưởng Ban Trọng tài, các chuyên gia FIFA, AFC. VAR có thể soi từng milimet trong các pha bóng, nhưng liệu có “soi” được suy nghĩ của người vận hành hay không?
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của cmd368 vn. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ cmd368 vn.️